Mới

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Cách chọn hạt giống bí ngô tí hon

Hãy cùng biến khu vườn của bạn thành một cửa hàng thực phẩm sạch tại nhà cùng bài viết dưới đây nhé. Nếu bạn đang có kế hoạch thiết kế một khu vườn trên sân thượng hoặc ban công nhà mình thì việc bắt đầu bằng cách trồng bí ngô nhỏ xinh và dễ dàng là lựa chọn khá thích hợp nhất. 

Bí ngô tí hon hiện chỉ có tại các cửa hàng thực phẩm sạch chứ chưa được bày bán ngoài chợ truyền thống đâu

1.         Chọn hạt giống

Tỷ lệ nảy mầm khi trồng từ hạt là 70%. Thời gian thu hoạch: 80-100 ngày sau khi trồng. Màu sắc khi chín: màu trắng.

2.         Thời gian trồng

Bí ngô nhỏ có thể trồng được quanh năm, nhưng tập trung vào 2 vụ chính đó là vụ Đông Xuân trồng tháng 11 để thu quả vào tháng 4- 5 và vụ Hè Thu trồng tháng 7 để thu quả vào tháng 9-10. Nếu bạn dự định dùng bí ngô nhỏ để trang trí cho Halloween và Noel thì nên trồng vào tháng 5-6 nhé.

3.         Chọn và làm đất

Bí ngô ưa đất tốt, giàu mùn, tơi xốp, có cấu tượng nhẹ, dễ thoát nước vì vậy nên chọn đất thịt nhẹ pha cát như đất phù sa ven sông, suối. Cây không kén đất nhưng đòi hỏi phải thoát nước tốt, vì cây chịu úng kém nhưng chịu khô hạn tốt.

4.         Mật độ và cách gieo trồng

Bạn có thể ngâm hạt trong nước ấm, vớt ra ủ trong khăn ẩm cho nứt nanh rồi đem gieo trực tiếp trên hố hoặc gieo vào bầu chăm sóc thành cây giống cứng cáp rồi đem trồng. Khoảng cách cây cách cây trên hàng là 50 – 80cm. Nước để làm ẩm đất và giữ ẩm cho đến khi cây xuất hiện trong 7 đến 10 ngày, tùy thuộc vào nhiệt độ đất.

Không chỉ là loại thực phẩm sạch dễ trồng, bí ngô “mini” này cũng có thể dùng trang trí trong nhà đấy

5.         Chăm sóc

Ánh sáng: Giống như bí ngô khác, bí ngô nhỏ thích ánh nắng mặt trời thời gian chiếu sáng là 6 đến 8 giờ một ngày.

Tưới nước: Cung cấp đầy đủ nước trong mùa khô, nhất là giai đoạn ra hoa.

6.         Phân bón

Bạn có thể dùng phân chuồng Supe lân/lân vi  sinh, NPK, Urê, Kali. Hãy tìm thêm các loại phân bón trực tiếp trên cây tại các cửa hàng thực phẩm sạch nhé.
·         Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng, phân lân khi chuẩn bị đất.
·         Bón thúc: Có thể chia đều lượng phân thành 4 – 5 lần tùy theo mùa vụ nên bón vùi phân vào đất để phân không bị bốc hơi, rửa trôi.

7.         Sâu bệnh hay gặp

Những con côn trùng phổ biến nhất với loài bí là bọ cánh cứng, sâu đục thân. Với loại này đơn giản là khi xuất hiện bạn chỉ cần bắt sâu bọ, còn vấn đề bệnh tật phổ biến nhất cho bí ngô là phấn trắng. Bạn có thể phòng tránh và điều trị bằng thuốc diệt nấm mốc dành cho bí ngô.

8.         Thu hoạch

Khi ngọn đã bò dài 50-60cm thì bắt đầu thu hoạch bằng cách cắt tất cả các ngọn bí cách gốc 10-15cm. Nhổ sạch cỏ, rạch hàng cách gốc 20cm, bón thúc đạm với lượng 2,5-3kg/sào, lấp đất rồi tưới nhẹ. Khi các chồi gốc đã nảy mầm, chọn giữ lại mỗi gốc 2-3 chồi khỏe nhất, còn thì ngắt bỏ cho ngọn to. Các lứa thu hái tiếp theo cũng làm như vậy khi ngọn đã dài 60-70cm, cắt ngọn gần sát gốc và tiếp tục bón thúc, vun gốc và tưới nước đủ ẩm thường xuyên.

9.         Lưu ý khi trồng


Nên tưới nước vào buổi chiều để thân lá khô trước khi trời tối  và nếu có thể nên tránh tưới vào lá, nước trên lá trong thời tiết ấm áp sẽ khuyến khích các bệnh thực vật. 
Share This :

Đăng nhận xét

 

Top