Mới

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Nguyên nhân gây ra bệnh rôm sảy ở trẻ em

Các mẹ cho bé tắm hàng ngày sẽ thấy hiệu quả nhanh, các nốt rôm sảy tự lặn, bé sẽ hết quấy khóc, ngứa ngáy khó chịu. Ở trẻ em, rôm sảy có chủ yếu ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng. Ở người lớn, rôm sảy phát triển ở các nếp gấp của da và những vị trí cọ sát của quần áo. Phương pháp hiệu quả và an toàn cho trẻ bị rôm sảy, mụn nhọt mẩn ngứa ngoài da vào mùa hè mà không cần cho các bé uống thuốc là cho bé sử dụng Nước tắm trẻ em thảo dược.


Hệ lụy từ rôm sảy

Rôm sảy thường tự khỏi nhưng đôi khi một số biến chứng có thể xảy ra như:
Nhiễm trùng: Các sang thương của trẻ bị rôm sảy có thể bội nhiễm vi trùng tạo ra mụn mủ đau và ngứa nhiều.
Sốc do nóng: Trong thời tiết nóng, những bệnh nhân trẻ bị rôm sảy dạng sâu có nguy cơ bị choáng do nhiệt: đau đầu, mạch nhanh, nôn, hạ huyết áp… có thể đưa đến tình trạng đột quỵ nguy hiểm.

Vì sao bị rôm?

Da chúng ta có 2 loại tuyến mồ hôi: tuyến ngoại tiết (eccrine) và tuyến đầu tiết (apocrine). Các tuyến ngoại tiết chiếm hầu hết diện tích da của cơ thể và mở trực tiếp ra bề mặt của da. Các tuyến đầu tiết chỉ phát triển ở những vùng có nhiều nang lông như da đầu, nách và bẹn. Khi thân nhiệt tăng, hệ thần kinh tự trị sẽ kích thích các tuyến ngoại tiết bài tiết mồ hôi.
Mồ hôi di chuyển dọc theo các ống tuyến, thoát ra bề mặt của da để làm lạnh cơ thể và bốc hơi. Rôm sảy sẽ phát triển khi một số các ống tuyến ngoại tiết bị nghẽn. Thay vì bốc hơi, mồ hôi sẽ bị giữ lại dưới da gây tình trạng viêm và nổi mụn đỏ.

Người ta vẫn chưa rõ vì sao các ống tuyến mồ hôi lại bị nghẽn nhưng có thể do vai trò của một vài yếu tố sau: Các ống tuyến chưa hoàn chỉnh, khí hậu nhiệt đới, hoạt động thể lực, vài loại vải quần áo, thuốc chữa bệnh, vi khuẩn... Ngoài ra còn có một số yếu tố khác cũng có thể gây trẻ bị rôm sảy: Sưởi quá nóng, ngủ trong chăn điện, nằm một chỗ lâu ngày...
Rôm sảy có thể tự khỏi không cần phải điều trị. Tuy nhiên, cần đưa trẻ đi khám bệnh khi trẻ bị rôm sảy kéo dài trên 3-4 ngày, tổn thương xấu đi hay có các dấu hiệu bội nhiễm như: tổn thương da sưng phù, nóng, đỏ, đau, có mủ chảy ra, sưng hạch vùng cổ, nách, bẹn, có triệu chứng sốt, ớn lạnh.


Bác sĩ điều trị có thể định bệnh rôm sảy bội nhiễm ngay qua thăm khám lâm sàng, không cần làm các xét nghiệm chẩn đoán.
Share This :

Đăng nhận xét

 

Top