Mới

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Các nhân tố mới trong thị trường kinh doanh điện máy

Với thị trường ngày càng gia tăng về sức cạnh tranh lẫn sự bành trướng của một số doanh nghiệp (DN) mạnh, nhiều doanh nghiệp và siêu thị đồ gia dụng, điện tử hiện nay phải áp dụng nhiều giải pháp kinh doanh và hợp tác hơn để đủ sức cạnh tranh với những đối thủ có tiềm lực tài chính mạnh.


Ngày càng có nhiều siêu thị đồ gia dụng và điện máy phát triển mạnh ngay cả trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay

1.         Thời đại của Mua Bán và Sáp Nhập

Mua Bán và Sáp Nhập (M&A: mergers and acquisitions) là việc mua bán và sáp nhập các DN trên thị trường. Hình thức này đang khá thịnh hành và được xem gần như là lối phát triển duy nhất cho các DN điện máy khi Vingroup mua lại hệ thống Ocean Mart và Central Group mua Nguyễn Kim – hai “ông lớn” trên thị trường này. Sự kiện này đã mở ra một năm 2016 đầy sóng gió cho các DN vừa và nhỏ khác khi hai thế lực này tiếp tục mở rộng sức ảnh hưởng của mình với nhiều cửa hàng nhỏ lẻ hơn.
Theo các chuyên gia kinh tế, làn sóng M&A này sẽ còn diễn ra trong thời gian dài sắp tới khi phần lớn các thương hiệu điện máy lớn đều đã được các đối tác nước ngoài mở lời, sát nhập. Ông Nguyễn Quang Hòa, Tổng giám đốc Công ty Thương mại và Dịch vụ Thiên Nam Hòa, chủ sở hữu Trung tâm Điện máy và nội thất Thiên Hòa, cho rằng, M&A là xu hướng tất yếu. Các DN không thể kéo dài mãi hình thức mua hàng khuyến mãi, chạy đua về giá và mở rộng các chi nhánh như hiện nay.

 2.        Cuộc đua mở rộng thị trường

Khi sức ép càng lớn, DN bán lẻ càng phải tìm ra lợi thế cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Theo ông Trần Kinh Doanh, Tổng giám đốc Công ty CP Thế Giới Di Động (TGDĐ), có 2 cách để tăng thị phần là tăng số lượng điểm bán hoặc tăng chất lượng bán hàng lẫn dịch vụ. Tại đây, không ít DN đã tự áp dụng cả hai cách này – đặc biệt là TGDĐ.

Không chỉ dựa vào sức mua hàng khuyến mãi của người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần có những bước phát triển mới và vững chắc hơn trong tương lai

Thương hiệu siêu thị đồ gia dụng Điện Máy Xanh được thành lập vào năm 2013 chỉ có khoảng 225 điểm bán hàng (bao gồm cả cửa hàng của thegioididong), thì cho đến cuối năm 2014 đã lên đến 350 điểm, tập trung ở các thành phố lớn và một số vị trí của vùng ngoại thành. Theo kế hoạch của nhà đầu tư này, đến cuối năm nay TGDĐ sẽ có 473 cửa hàng thegioididong.com và Điện Máy Xanh trên các tỉnh - thành, tăng 123 điểm bán, nâng thị phần của công ty lên 40%.

Bên cạnh những hình thức mua hàng khuyến mãi khác nhau của từng thương hiệu, các DN cần tỉnh táo hơn trong việc chi phối thị trường, hợp tác cũng như quản lý các chuỗi hệ thống của mình và tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ  của mình. Trong vài năm sắp tới, người tiêu dùng có thể sẽ được thấy những cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn từ các DN nội địa khi bắt đầu tiến trình sáp nhập, ngang sức với các DN lớn khác như VinPro, Nguyễn Kim, Điện Máy Xanh…
Share This :

Đăng nhận xét

 

Top