Khi mà nhu cầu về thực
phẩm sạch để đảm bảo cho sức khỏe đang ngày một tăng cao thì việc có những nơi
cung cấp uy tín chất lượng dần trở nên vấn đề cấp thiết. Bởi vậy, việc các cửa
hàng thực phẩm sạch bắt đầu mọc lên ngày một nhiều là một xu hướng đã được dự
báo trước. Tuy nhiên, một khi số lượng tăng lên thì cũng là lúc các bất cập bắt
đầu xuất hiện và phải làm sao để đảm bảo quản lý tốt được vấn đề này vẫn đang
là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
1. Có
cầu ắt sẽ có cung
Nhu
cầu cần thực phẩm sạch có chứng nhận của người dân là vô cùng chính đáng khi mà
ngày nay hóa chất được sử dụng tràn lan trong việc canh tác và chế biến thực phẩm.
Các hóa chất này giúp tăng năng suất và cả chất lượng sản phẩm một cách nhanh
chóng nhưng lại tiềm ẩn vô số nguy cơ cho sức khỏe khi sử dụng về lâu dài. Tình
trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra phổ biến đến mức báo động và kể cả các tác hại
lâu dài gián tiếp cũng bắt đầu thể hiện được bằng con số.
Mua
thực phẩm sạch để đảm bảo sức khỏe dần trở thành ưu tiên của các bà nội trợ
Ngày
nay với các bà nội trợ cứ mỗi lần bước ra chợ là một lần lo khi mà biết chắc
nhiều thứ là không tốt, là độc hại nhưng cũng chẳng biết lựa sao cho đúng mà nhắm
mắt mua đại. Với những người có điều kiện kinh tế một chút, việc bỏ thêm chi
phí ra để đảm bảo mua được thứ mình muốn là cần thiết, từ đó các cửa
hàng thực phẩm sạch
liền ra đời để đáp ứng nhu cầu thiết thực và ngày một tăng cao đó.
2. Sạch
đến đâu?
Việc
buôn bán thực phẩm sạch có chứng nhận tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có văn bảo
nào quy định cụ thể nên vì thế hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
này đều đang được quản lý căn bản tương tự như các hình thức kinh doanh khác.
Tuy chúng ta có các đơn vị quản lý việc chứng nhận tiêu chuẩn thực phẩm, đơn vị
cấp phép kinh doanh, đơn vị kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng về thực chất
là các quá trình diễn ra riêng rẽ và không có sự liên kết. Điều này vừa gây chồng
chéo thủ tục vừa dễ tạo ra các lỗ hổng về quản lý dễ bị lợi dụng.
Các
cửa hàng thực phẩm sạch vẫn chưa được quản lý đủ chặt chẽ
Các
cửa hàng thực phẩm sạch thường có 2 nguồn chính là các nhà cung cấp trực tiếp của
cửa hàng và sản phẩm phân phối từ các hãng thực phẩm sạch khác. Với các sản phẩm
tươi sống thì chúng chỉ có thể được chứng thực từ nguồn còn giai đoạn từ lúc
mang từ nơi sản xuất đến cửa hàng và bày bán thì ít được kiểm soát hơn, có thể
có thanh tra đột xuất nhưng không thường xuyên. Nếu doanh nghiệp lợi dụng điều
này để trà trộn thực phẩm không sạch vào thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe người dùng.
Để giải quyết sự lỏng
lẻo này thì chỉ có thể hy vọng các cơ quan chức năng sẽ có sự tăng cường giám
sát và quy định cụ thể hơn về việc kinh doanh thực phẩm sạch. Còn về phía người
tiêu dùng thì hãy tiếp tục cẩn thận và kỹ lưỡng mỗi khi lựa chọn thực phẩm để đảm
bảo được sức khỏe lâu dài.
Đăng nhận xét