Mới

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Điều kiện trồng rau an toàn chất lượng cao

Khá nhiều người đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm “rau an toàn” và “rau sạch” trong thời gian gần đây. Trên thực tế, dù cùng là những loại rau cải hợp vệ sinh được bày bán đặc biệt trong các cửa hàng thực phẩm sạch, rau an toàn vẫn có một số tiêu chuẩn riêng khắt khe hơn các loại rau sạch thông thường. Qua bài viết sau đây, các bạn sẽ có tất cả những thông tin cần thiết về yêu cầu chất lượng lẫn quy trình sản xuất những sản phẩm rau tốt nhất cho người tiêu dùng.


Để được chứng nhận là thực phẩm sạch, các loại rau cần phải trải qua một quá trình chăm sóc và kiểm duyệt khá khắt khe

1.         Tiêu chuẩn chất lượng cho rau an toàn

Đối với một sản phẩm rau an toàn đúng tiêu chuẩn, nhà sản xuất và phân phối cần đảm bảo những yếu tố sau đây:

Đáp ứng đủ chỉ tiêu nội chất:

·         Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
·         Hàm lượng nitrat (NO3)
·         Hàm lượng kim loại nặng (Cu, Pb, Hg, Cd, As…)
·         Mức độ nhiễm vi sinh vật có hại (E.Coli, Samonella, Ascaris…)

Đáp ứng đủ chỉ tiêu về hình thái:

·         Sản phẩm được thu hoạch và phân phối đúng lúc, đúng hạn sử dụng của từng loại rau
·         Không dập nát, hư thối, nhũng nước, sâu bệnh…
·         Được đóng gói, bao bì phụ hợp và nhãn hiệu, bảng thông tin rõ ràng
Tất cả các chi tiêu trong sản phẩm của từng loại rau phải được dưới mức cho phép theo tiêu chuẩn của Tổ chức Quốc tế FAO/WHO hoặc của một số nước tiên tiến: Nga, Mỹ ... trong khi chờ Việt Nam chính thức công bố tiêu chuẩn về các lĩnh vực này

2.         Điều kiện trồng rau an toàn chất lượng cao

Không chỉ khắt khe trong phương thức canh tác, các cửa hàng thực phẩm sạch cũng cần có điều kiện bảo quản phù hợp nhất cho những sản phẩm của mình

Để cung cấp cho các cửa hàng thực phẩm sạch những sản phẩm tốt nhất, các trại trồng rau cần đáp ứng những điều kiện tiêu chuẩn của VietGAP như sau:

·         Đất trồng - cao, thoát nước thích hợp; cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp, bệnh viện; đất không tồn dư hoá chất độc hại

·         Nguồn nước tưới - Nước tưới từ sông không bị ô nhiễm; chỉ sử dụng nước giếng để tưới các loại rau ăn sống, rau gia vị; chỉ dùng nước sạch pha thuốc trừ sâu, phân bón

·         Giống - Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống. Giống nhập nội phải qua kiểm dịch; chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không mang nguồn sâu bệnh.

·         Phân bón - Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón cho rau; tuyệt đối không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha loãng nước để tưới.

·         Phòng trừ sâu bệnh - Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Integrated Pest Management)

·         Sơ chế - Sau khi thu hoạch, rau sẽ được chuyển vào phòng sơ chế, ở đây rau sẽ được phân loại, làm sạch. Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao, túi sạch để đựng.


·         Bảo quản và sử dụng - Rau được bảo quản ở cửa hàng dưới nhiệt độ 20 độ C và thời gian lưu trữ không quá 2 ngày. Rau an toàn có thể sử dụng ngay không cần phải ngâm nước muối hay các chất làm sạch khác.
Share This :

Đăng nhận xét

 

Top