Cũng
như mọi năm, thời điểm cận Tết Âm Lịch thường là thời gian mà hàng loạt các
chương trình mua hàng khuyến mãi diễn ra dày đặc và liên tục cho đến ngày Tết.
Với những mức khuyến mãi hấp dẫn này, chắc hẳn ai cũng sẽ tự hỏi rằng liệu những
nhà sản xuất thật sự có lời sau những đợt giảm giá liên tục này không, đặc biệt
khi phải chạy đua về giá với các đối thủ cạnh tranh khác.
Đằng sau những đợt mua hàng khuyến mãi là các lợi ích chung cho cả người tiêu
dùng lẫn nhà bán lẻ
Chúng
ta có thể thấy những cửa hàng, trung tâm mua sắm, siêu
thị khuyến mãi
gần như nối tiếp nhau liên tục. Tuy nhiên, đằng sau những chương trình và các con
số giảm giá hấp dẫn này chính là những mục đích khác của nhà sản xuất và bán lẻ
mà người tiêu dùng khó có thể nhận ra được.
Từ
đầu tháng 12, các chuyên gia đã nhận định rằng các nhà sản xuất, đặc biệt là
ngành hàng tiêu dùng nhanh (nước giải khát, bánh kẹo, gia vị, bột giặt…) đang
có xu hướng chạy đua khuyến mãi nhằm đẩy hàng ra ngoài đến mức tối đa. Bên cạnh
đó, để kích thích tiêu dùng, các siêu thị, nhà bán lẻ cũng đã hợp tác với nhà sản
xuất để ra sức chi nhằm chạy đủ doanh số, đạt chỉ tiêu trong thời điểm mua sắm
mạnh nhất trong năm.
Tỉ
lệ khuyến mãi tại một số hệ thống bán lẻ đã vượt mức 20% ở rất nhiều nhóm hàng,
bỏ xa tỉ lệ khuyến mãi của các nhà sản xuất chi ra cho hoạt động khuyến mãi năm
ngoái. Không những giảm giá trực tiếp, nhiều nhóm hàng cao cấp hơn thậm chí còn
kèm theo quà tặng, sản phẩm hoặc các loại phiếu tham gia chương trình giá đặc
biệt của nhà bán lẻ. Đặc biệt, những loại hàng tiêu dùng nhanh rất thu hút những
bà nội trợ với mức giá cực khủng như dầu ăn chỉ còn 9.000 đồng/lít, sữa đặc chỉ
còn 4.000 đồng/hộp...
Tại
các chương trình mua hàng khuyến mãi của nhóm hàng mỹ phẩm cũng đang có mức giảm
giá bình quân từ 15 – 30%, chưa kể các loại quà tặng kèm theo sản phẩm. Các loại
thực phẩm tươi sống cũng liên tục ở trong cảnh khuyến mãi “bốn mùa”, thịt heo tại
phần lớn các siêu thị thường xuyên đặt mức giảm 8-10% cho tùy từng mặt hàng.
Không ít các đợt siêu thị khuyến mãi một phần để tăng giá sản phẩm để người
tiêu dùng không lưu ý
Bên
cạnh đó, nhiều ý kiến khác còn cho rằng những nhà bán lẻ, siêu thị khuyến mãi một
phần để bí mật che lấp các đợt tăng giá nhỏ để người tiêu dùng không chú ý. Trên
thực tế, đây là hiện tượng đã xảy ra trong những năm gần đây, đặc biệt là vào
những thời điểm cuối năm khi nhiều nhà sản xuất bắt đầu thay đổi mẫu mã, chiến
dịch quảng cáo và đội chi phí cao hơn.
Nhà
bán lẻ tận dụng nguồn hàng nhập theo giá cũ trước đó để làm chương trình giảm
giá. Các khuyến mãi nhóm hàng này sẽ được thực hiện theo cách niêm yết giá mới,
khuyến mãi bán giá cũ, mức chênh lệch giữa giá cũ và giá mới chính là mức khuyến
mãi được áp dụng.
Đăng nhận xét